| Cà phê có nguồn gốc tại vùng cao nguyên Ethiopia (Abyssinia), trong các vùng rừng núi của vương quốc Kaffa. Ở đó, những người thuộc các bộ lạc du mục đầu tiên nhai hột cà phê xanh. Khoảng chừng vào thế kỷ thứ 9, hoặc là sớm hơn một chút, người ta bắt đầu chế được loại nước uống từ loại cây hoang dại này.
Rất có thể trong thời gian phôi thai này người ta uống một loại nước lên men pha lỏng từ những hột cà phê chín. Sau này người ta khám phá ra nếu đem giã ra thì chất nước đậm đà và hương vị quyến rũ hơn.
Người ta nói rằng một bác sỹ và cũng là nhà triết học người Ba tư tên lbn Sina (Avicenna) đã khám phá ra tác dụng kích thích của coffein vào năm 1015 và đã sử dụng cà phê làm thuốc chữa bệnh.
Vào thế kỷ thứ 11 người A-rập đã biết trồng cà phê tại các triền đồi bên vùng biển đỏ. Tại Yemen,lần đầu tiên cà phê được rang trên những phiến đá. Thành phố cảng mocha (Mokka) sau này đại diện cho loại cà phê ả rập đậm đà gọi là mocha.
Chữ cà phê không phải xuất xứ từ chữ Kaffa (vùng Kaffa) mà từ chữ cổ Ả rập là qahwah. Nguyên thủy,chữ này dùng để diễn tả rượu và bị cấm đối với những người theo Hồi giáo. Người Thổ nhĩ kỳ gọi là Kahweh. Vì tác dụng kích thích của cà phê, thay vì rượu nho thì cà phê đã trở thành một loại „rượu của người Hồi giáo“.
Tất cả mọi truyền thuyết về cà phê đều đẫn đến một dẫn đến một nội dung có thật: Khởi đầu, người đạo Hồi coi cà phê là một loại thuốc phiện và được pha từ các hột đã rang đen để uống trong những giờ cầu nguyện trong các đề thờ. Cho người hành hương về thánh địa Kaaba (nơi tiên tri Muhammad sanh ra) tại Mecca, người ta đã dựng lên những địa điểm uống cà phê đầu tiên vào thế kỷ 15 và gọi là "Trường phái thông thái". Không bao lâu, những địa điểm này trở nên nổi tiếng là "phóng khoáng" trên vùng thánh địa tại Mecca và Medina. Tại đây các ông đánh cờ tướng, hút sách và buông những lời nói không kìm hãm. Ðiều này đã gây sự khó chịu nơi các nhà thông thái và chất nước quỉ quái này đã bị các nhà thông thái cấm tuyệt cũng như các địa điểm uống cà phê đều bị đóng cửa.
Tuy nhiên, các nhà thông thái cũng phải công nhận rằng đã quá nhiều người Hồi giáo sử dụng cà phê. Ngay cả Quốc vương của Cairo cũng không tránh khỏi và ông đã bãi bỏ lệnh cấm cà phê.
Dần dần những tiệm cà phê đã trở thành những nguồn thuế quan trọng.
Người Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ nhận lấy tín ngưỡng từ các tiên tri Ả Rập mà họ còn học luôn cách uống cà phê của họ. Vào năm 1554, tại Constantinople (Istanbul ngày nay) một tiệm cà phê lộng lẫy đầu tiên được trang trí với tranh ảnh và thảm quí giá đã được khai trương và tiếp theo đó thêm một tiệm tại Damascus Syria.
Người Thổ Nhĩ Kỳ đã biến cách rang và pha chế cà phê trở thành nghệ thuật tuyệt hảo.
Sự va chạm với Âu Châu
Những người đến từ Âu Châu đã va chạm mùi vị cà phê trên cơ bản hoàn toàn mới lạ. Ông Leonahard Rauwolf (Augsburg) đã chứng kiến tận mắt và viết lại các bài tường thuật. Trong cuốn sách „Chuyến đi về miền đông“ được phát hành vào năm 1582 ông đã mô tả cách uống của người Ả rập rất tỉ mỉ.
Người Ả rập đã xếp cách trồng cà phê vào hàng quốc mật và bảo vệ rất kỹ. Họ cấm xuất tất cả những hạt cà phê có khả năng nảy mầm. Cho dù vậy vào năm 1615 những nhà buôn vẫn đưa được cà phê đến Venedig (trung tâm thương mại với Á châu). Tại quảng trường Marcus đã được khánh thành tiệm cà phê đầu tiên tại Âu Châu vào năm 1640. Ngay cả Giáo Hoàng Clemens VIII cũng muốn thử qua loại nước uống quái dị này.
Người ta đem Giáo Hoàng một ly cà phê đầy ắp hương vị và bốc khói nghi ngút. Sau khi uống xong Giáo Hoàng nói:“ Loại thức uống này quả là quá ngon, nếu chỉ để cho người không có tín ngưỡng uống thì đó mới là một điều có tội. Nếu chúng ta muốn trừ ma, thì hãy rửa tội cho loại thức uống này và biến chúng thành một thức uống của người có tín ngưỡng“. Cà phê bắt đầu được công nhận chính thức và lan dần, lan rộng ra khắp các quốc gia tại Âu Châu … |
|